Cảnh báo giá dầu tăng vọt, đạt ngưỡng 200USD/thùng.

Sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 được xem là một thảm họa đối với nền kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, các quốc gia đang đối mặt với sự khó khăn mới khi giá dầu tăng mạnh và dự báo có thể đạt ngưỡng 200USD/thùng. 
Giá dầu vừa trải qua một đợt tăng mạnh. Kết thúc phiên cuối tuần trước, giá dầu ở mức trên mốc 85 USD/thùng đối với dầu Brent, tương đương tăng 3%. Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) trong tuần trước đã tăng thêm 3,5% lên 83,87USD/thùng, mức cao nhất trong vòng 7 năm qua. 

Goldman Sachs đánh giá đây không phải là cú sốc vào mua đông mang tính tạm thời mà thực chất là sự khởi đầu của một cuộc định giá lại đối với dầu thô. Goldman Sachs dự báo, giá dầu Brent sẽ đạt mốc 90 USD/thùng trước khi kết thúc năm 2021. 

Một số nhà giao dịch tại Mỹ đạt cược giá dầu WTI giao sau tại thị trường New York sẽ tăng vọt qua mức 100USD/thùng ngay đầu tháng 12. Các chuyên gia trên Reuters cho rằng, sở dĩ giá dầu tăng mạnh là du nhu cầu tăng trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi sau đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, việc thiếu điện đã khiến nhiều nhà máy điện chuyển từ khí đốt và than đá đắt đỏ sang nhiên liệu dầu và diesel. 

Tình trạng của thị trường dầu có vẻ sẽ tồi tệ hơn. Cuộc khủng hoảng năng lượng trở nên trầm trọng khi mà thời tiết ở Bắc bán cầu bắt đầu lạnh dần. Sự thiếu hụt than, điện và khí đốt tự nhiên dẫn đến nhu cầu gia tăng đối với dầu thô. Trong khi đó, sản lượng từ Tổ chức các Nước Xuất Khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng các nhà sản xuất ngoài khối (Nhóm OPEC+) hoặc Mỹ lại ít khả năng sẽ tăng. 

Gần đây, một số nhà giao dịch đặt cược vào khả năng giá dầu Brent giao dịch tại thị trường London sẽ tăng và đạt 200USD/thùng vào tháng 12/2022. Nhiều hợp đồng đã cho thấy điều này. 
Sự tăng lên nhanh chóng của giá dầu khi đại dịch Covid chưa kết thúc là dấu hiệu cho sự kéo dài của cuộc khủng hoảng năng lượng sẽ diễn ra trong toàn cầu trong năm nay. 
Tình trạng gián đoạn của chuỗi cung ứng toàn cầu và sự khan hiếm năng lượng ở nhiều khu vực sẽ tiếp tục đẩy giá nhiên liệu lên cao hơn nữa, bất chấp kinh tế toàn cầu có thể phục hồi chậm lại. 

Số liệu gần đây cho thấy, tăng trưởng kinh tế quý III của Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong một năm do ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu điện, tắc nghẽn nguồn cung và bùng phát dịch Covid. Thực tế cho thấy, dầu là vua trên thị trường năng lượng và dẫn dắt các hàng hóa khác biến động theo. 

Giá dầu tăng mạnh - Nguy cơ cao đối với nền kinh tế thế giới


Trong thời gian gần đây, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) luôn giữ quan điểm tốc độ gia tăng của lạm phát ở Mỹ là nhất thời và sẽ giảm bớt khi các nút thắt trong chuỗi cung ứng giảm đi. Tuy nhiên, sự lo ngại về nguy cơ đối với nền kinh tế vẫn lan rộng. 
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, khi nền kinh tế mở cửa trở lại, nhu cầu hàng hóa tăng nhanh chóng sẽ tác động đến giá cả. Động thái sẽ siết các chương trình mua tài sản và có kế hoạch nâng lãi suất sớm hơn dự kiến cho thấy Fed lo ngại về khả năng lạm phát tăng cao. 
Trong tháng 9, Mỹ ghi nhận chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,4% cao hơn so với dự báo của thị trường là 0,3%. So với cùng kỳ, lạm phát của nước Mỹ đã tăng 5.4% cao hơn so với mức dự báo 5,3%. Đây là mức cao hơn nhiều so với mục tiêu 2%.
Tại Châu Âu, lạm phát trong tháng 9 tăng lên mức 3,4% vượt lạm phát mục tiêu ở mức 2%.  
Cũng trong tháng 9, chỉ số giá sản xuất PPI của Trung Quốc đã chạm mức đỉnh 26 năm khi tăng đến 10,7% so với 1 năm trước. Nếu các doanh nghiệp bắt đầu đẩy chi phí sang người tiêu dùng, áp lực lạm phát sẽ còn tăng mạnh hơn nữa. 

Cuộc khủng hoảng năng lượng trên phạm vi toàn cầu chưa có dấu hiệu giảm bớt khi hoạt động kinh tế sôi động trở lại sau giai đoạn trì trệ kéo dài do đại dịch. Chính phủ Mỹ cho biết đang theo dõi thị trường năng lượng và chưa có hành động ngay lập tức để hạ nhiệt giá dầu. 
Một điểm đáng lưu ý là khi giá các năng lượng khác như khí đốt tự nhiên và than đá, tiếp tục bị đẩy tăng lên thì rủi ro đối với thị trường dầu mỏ càng lớn. Theo ANZ, hiện tượng tăng tốc chuyển đổi từ khí sang dầu có thể thúc đẩy nhu cầu dầu thô trong sản xuất điện vào mùa đông sắp tới ở bán cầu Bắc. 
Giá dầu tăng sẽ ảnh hưởng tới nhiều loại hàng hóa, trong đó nhóm kim loại sẽ chịu tác động mạnh nhất do chi phí nhiên liệu chiếm phần lớn chi phí sản xuất đối với các mặt hàng này. 

Điều đáng lõ ngại làm lạm phát cao sẽ buộc các ngân hàng trung ương cắt giảm gói hỗ trợ tiền tệ, tạo ra tác động tiêu cực kép đến nền kinh tế thế giới. 
Gần đây, quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ triển vọng tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2021 từ 6% xuống 5,9% với một trong những nguyên nhân chính là do đà tăng nhanh cảu giá năng lượng, bao gồm cả dầu, than, khí đốt. 

Tại Việt Nam, giá dầu thế giới tăng mạnh gây ra khó khăn lớn đối với các doanh nghiệp. Trong đợt điều chỉnh giá gần nhất, giá xăng đã tăng lên mức 23.000 đồng/lít, cao nhất trong vòng 7 năm trở lại đây. Hầu hết các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn vì giá nhiên liệu tăng cao ngay sau khi đại dịch Covid-19 từng bước được kiểm soát. Gần đây, nhiều chuyên gia lo ngại về một kịch bản xấu hơn đối với nền kinh tế thế giới. Đó là đình lạm. Giới đầu tư lo lắng tăng trưởng GDP xuống thấp ngay khi lạm phát cao. Bức tranh kinh tế năm nay đang gợi nhắc về cú sốc lạm phát từng diễn ra trong những năm 1970. Nếu điều này xảy ra, kinh tế chưa kịp hồi phục sẽ phải đạp phanh để kiểm soát lạm phát. 
Cục dự trữ liên bang Mỹ sẽ có cuộc họp trong tháng 11 tới. Ngân hàng Trung Ương Mỹ có thể bắt đầu giảm mức 120 tỷ USD mua tài sản hàng tháng trong tháng tới. Nhiều quan chức ngân hàng Trung Ương Mỹ cũng ủng hộ tăng lãi suất vào năm 2022.

Theo baomoi.com
 
Chia sẻ bài viết: 

Tags:
hotline Zalo HCD Group Facebook HCD Group Youtube HCD Group