Tin tức
Tháng thứ 10 liên tiếp các nhà phân tích nâng dự báo giá dầu
Giới phân tích cho rằng giá dầu sẽ tiếp tục tăng cao trong các tháng cuối năm và cả 2019.
Giá dầu dự báo sẽ vững trong năm nay và năm tới vì sản lượng của Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và Mỹ tăng nhưng cũng chỉ đủ đáp ứng nhu cầu mạnh lên ở châu Á và giúp bù đắp phần sụt giảm nguồn cung từ Iran và một số nước khác.
Theo kết quả thăm dò mà Reuters tiến hành ở 44 nhà phân tích và nhà kinh tế, giá dầu thô Brent dự báo sẽ đạt trung bình 72,87 USD/thùng trong năm 2018, tăng 29 US cent so với dự báo cách đây một tháng (72,58 USD/thùng) và cũng cao hơn mức trung bình từ đầu năm đến nay (71,68 USD/thùng).
Dự báo giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) sẽ trung bình 67,32 USD/thùng trong năm 2018, so với 66,79 USD dự báo cách đây một tháng, và trung bình 66,16 USD từ đầu năm tới nay.
Đây là tháng thứ 10 liên tiếp các nhà phân tích nâng dự báo về giá dầu.
"Chúng thôi nhận định giá sẽ vẫn vững ở mức cao trong các tháng cuối năm 2018 và năm 2019. Một mặt, sản lượng dầu đá phiến của Mỹ tăng mạnh và lo ngại về cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ ngăn giá tăng. Nhưng mặt khác, dự trữ dầu toàn cầu gần đây giảm khiến giá trở nên nhạy cảm hơn đối với bất cứ rủi ro địa chính trị nào, sẽ ngăn giá giảm mạnh", nhà phân tích Cailin Birch thuộc EIU cho biết.
OPEC và một số nước ngoài OPEC đã nhất trí nâng nguồn cung trong cuộc họp mới đây. Lý do để đáp ứng nhu cầu tăng, nhưng nhóm này chưa định lượng cụ thể mục tiêu tăng sản lượng.
Trong khi đó, lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran sẽ có hiệu lực vào cuối năm nay, dẫn tới nguồn dầu xuất khẩu giảm và hỗ trợ giá.
"Sự gián đoạn nguồn cung từ Iran sẽ tác động tới thị trường dầu trong 6 tháng cuối năm 2018 và 6 tháng đầu năm 2019 vì sản lượng tăng ở một số nước khác không đủ bù đắp sự sụt giảm rất nhiều từ Iran", nhà phân tích hàng hóa Edward Bell thuộc Emirates NBD nhận định.
Vào đầu tháng 5 vừa qua, Mỹ đã rút khỏi thỏa thuận hạt nhân mà quốc tế ký với Iran, gây ra sự thiếu chắc chắn về nguồn cung dầu toàn cầu. Và từ thời điểm đó các nước nhập khẩu dầu đã giảm dần nhập khẩu dầu Iran.
Các nhà phân tích dự báo nguồn cung từ Iran sẽ giảm khoảng 500.000 đến 1 triệu thùng/ngày do lệnh trừng phạt của Mỹ.
Tuy nhiên, căng thẳng thương mại trên toàn cầu có nguy cơ làm giảm nhu cầu tiêu thụ dầu, bởi "Cuộc chiến thương mại sẽ làm cho tăng trưởng kinh tế chậm lại, từ đó ảnh hưởng lây lan tới những lĩnh vực khác, nhất là chứng khoán, do đó gây áp lực giảm giá dầu", nhà phân tích Jette Jørgensen thuộc Global Risk Management Ltd cho biết.
Các nhà phân tích vẫn đánh giá cao nhu cầu của châu Á, cho rằng khu vực này sẽ vẫn "điều khiển" nhu cầu dầu toàn cầu. Dự báo châu Á sẽ cần thêm 800.000 đến 900.000 thùng dầu/ngày trong năm nay và năm tới.
"Đang có rất nhiều vấn đề trên thị trường dầu. Nhu cầu dầu thế giới liệu có chậm lại do tăng trưởng kinh tế yếu đi? Sản lượng của Mỹ sẽ tác động ra sao? Sản lượng của Venezuela có giảm tiếp hay không? Lệnh trừng phạt của Mỹ sẽ ảnh hưởng ra sao tới sản lượng của Iran? Và OPEC có sẵn sàng nâng sản lượng lên 1 triệu thùng/ngày hay không?, ông Frank Schallenberger, giám đốc công ty nghiên cứu hàng hóa LBBW liệt kê hàng loạt các vấn đề vẫn còn chưa được sáng tỏ.
Theo c
a